Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước – ôn thi lịch sử 10 – bài tập trắc nghiệm có đáp án

Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước – lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Tần

Câu 1. Quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước ta là

A.Văn Lang                                                                        B.Âu Lạc

C.Champa                                                                        D.Phù Nam

Câu 2. Người Việt cổ thời kì Văn Lang – Âu Lạc phát triển nền kinh tế

A.Săn bắn, hái lượm

B.Trồng trọt và chăn nuôi

C.Nông nghiệp trồng lúa nước

D.Nông nghiệp đa dạng

Câu 3. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là

A.Văn minh sông Hồng

B.Văn minh sông Hồng, sông Cả, sông Mã

C.Văn minh phương Đông

D.Văn minh đồ đồng

Câu 4. Thành tựu nào không phải của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

A.Trống Đồng

B.Nông nghiệp trồng lúa nước

C.Thành Cổ Loa

D.Chữ Nôm

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam?

A.Là nền văn minh thứ hai của người Việt

B.Tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa phong phú

C.Là nền văn minh bản địa, tạo tiền đề cho sự phát triển của nên văn minh Đại Việt

D.Tạo tiền đề vững chắc để dân tộc ta không bị đồng hóa trong thời Bắc thuộc, tiến lên đấu tranh giành độc lập, tự chủ

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống phong kiến phương Bắc là

A.Khởi nghĩa Bà Triệu

B.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

C.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

D.Khởi nghĩa Lý Bí

Câu 7. Với cuộc khởi nghĩa nào nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc?

Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước

A.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

B.Khởi nghĩa Lý Bí

C.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

D.Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Câu 8. Dấu mốc chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc, mở đầu thời đại độc lập tự chủ của nước ta là

A.Năm 905                                                                       B.Năm 907

C.Năm 938                                                                       D.Năm 968

Câu 9. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh vào thế kỉ nào?

A.Thế kỉ XIII

B.Thế kỉ XV

C.Thế kỉ XVI

D.Thế kỉ XVIII

Câu 10. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh dưới triều đại nào?

A.Nhà Đinh                                                                         B.Nhà Lý

C.Nhà Trần                                                                     D.Nhà Lê sơ

Câu 11. Bộ luật thành văn mang tính dân tộc sâu sắc của chế độ phong kiến Việt Nam là

A.Hình luật

B.Hình thư

C.Hoàng Việt luật lệ

D.Quốc triều hình luật

Câu 12. Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích gì

A.Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân

B.Duy trì trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị và góp phần giữ vững kỉ cương phép nước

C.Nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã

D.Đề cao Nho giáo vốn chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc để giữ quan hệ hòa hiếu

Câu 13. Ý nào không đúng khi nói về kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?

A.Các triều đại phong kiến quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp

B.Các triều đại phong kiến đều thành lập các quan xưởng chuyên lo việc đúng tiền, rèn vũ khí,…

C.Thời Lê, Thăng Long có 36 phố phường

D.Thời Lê, nhà nước khuyến khích ngoại thương phát triển

Câu 14. Nền giáo dục phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?

A.Nhà Trần

B.Nhà Lý

C.Nhà Lê sơ

D.Nhà Nguyễn

Câu 15. Nền giai đoạn Nho giáo ở nước ta phát triển nhất dưới triều vua

A.Lý Thánh Tông

B.Trần Thánh Tông

C.Lê Thánh Tông

D.Mạc Đăng Doanh

Câu 16. Sự ra đời của nền giáo dục dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện

A.Hoàn chỉnh các kì thi năm 1396

B.Việc dựng bia tiến sĩ năm 1484

C.Tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075

D.Lập Văn miếu năm 1070

Câu 17. Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của nền văn minh Đại Việt là

A.Thế kỉ X

B.Thế kỉ XI – XV

C.Thế kỉ XV – XVII

D.Thế kỉ XVIII

Câu 18. Nhà văn hóa tiêu biểu nhất của nền văn minh Đại Việt là

A.Chu Văn An

B.Nguyễn Trãi

C.Trương Hán Siêu

D.Cao Bá Quát

Câu 19. Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta là của

A.Khúc Hạo

B.Hồ Quý Ly

C.Lê Thánh Tông

D.Quang Trung

Câu 20. “An Nam tứ đại khí” chính là

A.Những công trình Phật giáo được xây dựng khắp mọi nơi thời Lý – Trần

B.Bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Lý – Trần

C.Bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Đinh – Tiền Lê

D.Bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Lê sơ

 Câu 21.  “An Nam tứ đại khí” bao gồm

A.Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền

B.Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột

C.Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Bình Sơn, chuông Quy Điền

D.Vạc Phổ Minh, tượng phật A Di Đà, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền

Câu 22. Người được coi là ông tổ của ngành sử học Việt Nam là

A.Ngô Sĩ Liên

B.Lê Văn Hưu

C.Trần Quốc Tuấn

D.Nguyễn Trãi

Câu 23. Nền văn minh Đại Việt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa

A.Trung Quốc                                                                       B.Ấn Độ

C.Champa                                                                        D.Dân gian

Câu 24. Để xây dựng nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc, cha ông ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Vậy, chữ Nôm là

A.Sự tổng hợp của các chữ viết du nhập nước ta

B.Sự cải biến từ chữ Hán

C.Sự pha trộn giữa chữ Hán của Trung Hoa và chữ Phạn của Ấn Độ

D.Sự độc lập, sáng tạo của dân tộc ta

Câu 25. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào thời gian nào?

A.Đầu thế kỉ XVI

B.Đầu thế kỉ XVII

C.Đầu thế kỉ XVIII

D.Giữa thế kỉ XVIII

Câu 26. Trong thời kì đất nước bị chia cắt (từ nửa đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII), tồn tại các chính quyền là

A.Vua Lê, chúa Trịnh

B.Vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn

C.Nam triều – Bắc triều; vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn (Đàng Trong)

D.Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn

Câu 27. Đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước sau gần hai thế kỉ bị chia cắt là

A.Vua Lê, chúa Trịnh

B.Chúa Nguyễn

C.Phong trào Tây Sơn

D.Nhà Nguyễn

Câu 28. Từ triều địa nào lãnh thổ Việt Nam được mở rộng và hoàn chỉnh như ngày nay?

A.Lý – Trần                                                                           B.Lê sơ

C.Nguyễn                                                                           D.Tây Sơn

Câu 29. Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, dân tộc ta đã bao nhiêu lần phải đương đầu với giặc xâm lược ?

A.3 lần                                                                                    B.4 lần

C.6 lần                                                                                  D.8 lần

Câu 30. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần và trở thành bài học quan trọng bậc nhất trong công cuộc dựng nước và giữ nước?

A.Tích cực chủ động chuẩn bị đối phó với giặc

B.“biết lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh”

C.Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

D.Thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”

Câu 31. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX?

A.Chủ yếu là chống lại sự xâm lược của các triều địa phong kiến phương Bắc

B.Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đạp tan ý đồ xâm lược của kẻ thù

C.Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc

D.Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật

Đáp án Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A C A D A
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án C D C B D
Câu 11 12 13 14 15
Đáp án D B D C C
Câu 16 17 18 19 20
Đáp án C B B A B
Câu 21 22 23 24 25 26
Đáp án A B A B D C
Câu 27 28 29 30 31
Đáp án C C D C C

Trên đây là những kiến thức tổng hợp môn lịch sử bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước.

Chúc các em ôn thi tốt!

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *