Bài văn tham khảo thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Đề bài: em hãy thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Bài văn tham khảo Thuyết Minh về chiếc nón lá Việt Nam

Nón là là một vật dụng đội đầu truyền thống của các dân tộc Chây Á như Việt Nam, Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Việt Nam… Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có giây đeo bằng vải để giữ. Nón lá thường có hình chót nhọ hoặc hình tù, Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà bất cứ ai cũng biết và cảm thấy quen thuộc. Chiếc nón lá Việt Nam có lịch sử từ lâu đời. Hình ảnh nón lá đã được khắc trên trống đồng Ngọc Lĩ, tháp đồng Đào Thịnh từkhoảng 2500 – 3000 năm  trước Công Nguyên. Từ xa xưa chiếc nón lá đã trở thành một nén đẹp truyền thống của người Việt Nam.

Chiếc nón lá Việt Nam được xem như người bạn thủy chung của những con người một nắng hai sương Trến con đường gắt gắt hay những phút nghỉ ngơi trong những trưa hè làm đồng, ngồi bên rặng tre các cô gái dùng quạt để để quạt cho lá. Đặc biệt đối với người Huế chiếc nón lá có một ý nghia vô cùng quan trọng trong đời sống tình cảm và tâm linh.

Trong nghệ thuật các tiết mục nón lá của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện được tính dịu dàng, mềm mại và cô cùng kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Các cô nữ sinh đi hoc bao giờ cũng kèm theo chiếc nón, nó làm cho accs cô gái thêm yêu kiều duyên dáng hơn biết bao nhiêu. Nón che nắng che mưa, che mặt, che thân nhưng khi thẹn thùng bởi ánh mắt của các chàng trai. Rồi cũng có những lúc nón còn đựng các loại trái cây mỗi khi chúng ta hái ở vườn cây. Nón phe phẩy cho những trưa nóng nực, làm tan đi các làn gió mặt ửng hồng khi trời quá nóng.

Cùng với chiếc áo dài, nón lá vật dụng gắn bó mật thiết với rất nhiều người phụ nữ Việt. Nón xuất hiện trong thơ ca, âm nhạc, hội họa, cho đến điện ảnh, dường như nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và tâm tình cua người phụ nữ Việt  Nam.

Không nón ở đâu có thể sánh được nón lá xứ huế…. Nón Huế xuất hiện tự bao giờ chúng ta cũng không thể biết được… những câu hỏi ấy ngay cả các bậc lão làng cũng không thể xác định được. Nón Huế xuất hiện từ rất lâu lắm, chúng đã đi vào da cao tục ngữ của người dân xứ này.  Rất nhiều người dân Huế đã thuộc lòng các câu thơ:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”

Hay:

“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ

Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”

Nghề nón Huế có rất nhiều điểu kỳ lạ, không có ông tô nghề nhưng nón xuất hiện khắp nơi. Dù đặt ở đâu thì nón Huế đều mang những nét đặc trưng riêng biệt, mà chỉ cần nhìn là chúng ta có thể nhận ra ngay.

“Áo trắng hỡi thửa tìm em chẳng thấy

Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền

Nón rất Huế nhưng đời không phải thế

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”

Nón lá xuất hiện nhiều nhưng so những vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca nhạc hoa nhiều nhất, khi thì chúng ta cầm chiếc nón Huế trên tay khi thì nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế, rất nên thơ. Đã từ rất lâu rồi chúng ta nhắc đến chiếc nón bài thơ, người ta thường nghĩ ngay đến nón Huế. Trong chiếc nón bài thơ chứa cả một nét đẹp của một vùng miền. Chiếc nón bài thơ cầm trên tay nhẹ tênh, các đườnh kim mũi chỉ thanh tào mà sắc nét mang đậm chất Huế. Nếu như nón Huế giống những chiếc nón khác thì không có gì để nói, những vẫn thơ trên nón Huế được làm nón khắc lên, thổi vào hồn của của nón. Những câu thơ ẩn mình trong chiếc nón được cắt tỉa từ giấy ngọn gàng như tâm tình của người Huế luôn dịu dàng tế nhị. Có tình thôi chưa đủ mà nó còn phải có sự  kiên trì mới đáp được vào tâm hồn người thiếu nhữ Huế. Và đây cũng chính là bí mật của chiếc nón bài thơ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bé nhỏ nhưng chiếc mang tâm tình của con  người xứ Huế.

Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ khi ra đường, trang phục nhất định phải là chiếc áo dài và chiếc nón đội đầu. Dù trời sáng sớm hay chiều mát thì hình ảnh chiếc nón luôn gắn liền với các mẹ các chị khi đi ra đường. Cuộc sống kép kín cũng những ảnh hưởng của lối sống cung đình, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu đi vẻ đẹp kín đáo của mình.

Khung cảnh mộng mơ của Huế và những cô gái Huế trong chiếc áo dài tha thiết đội nón là hình ảnh đep tượng tương cho Huế.

Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật nón Huế đã có một sức sống mạnh mẽ tạo được những liên tưởng phong phú trong nghệ thuật. Sự thăng hoa ấy xuất phát từ sự gắn bó thực tế của chiếc nón Huế. Chiếc nón có mặt ở khắp nơi trong đời sống từ trong cung đình cho đến chốn thôn quê bình dị,, từ trường học đến ruộng đồng đâu đâu cũng chứa hình ảnh nón Huế dịu dàng. Dù xuất hiện trong không gian nào thì chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, mang đậm hương đồng gió nội.

Nón Huế không chỉ có trong nón Bài thơ nón 3 lớp, nón quai gang như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế giờ rất đa dạng về màu sắc và mẫu mã có thêm nón thuê nón lá kè. Cung cuộc sống phát triển phương tiện giao thông phát triển, đi xe máy không thích hợp cho việc đội nón  nên các cô gái không còn cơ hội nghiêng nón làm duyên nữa. Nhưng hình ảnh chiếc nón vẫn là tâm hồn của người Huế. Nó xuất hiện trong các lễ hội, ở trong các khách sạn nhà hàng. Nghề nón được tôn vinh là một nghề tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của Huế xưa.

Những vẫn thơ về nét đẹp xứ Huế người phụ nữ Huế vẫn mãi mãi là những vẫn thơ gây xúc động cho bao người. Nón Huế bây giờ bên bên cạnh yếu tố cổ truyền với đời sống mới, nón Huế đang dần bước vào không gian mới, giới thiệu đến với bạn bè quốc tế.

Bài văn mẫu số 2: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Hẳn bạn đã có những lần đi chợ, vào siêu thị…để chọn cho mình một đồ dùng để che nắng che mưa gọn mà lại đẹp. Có thể bạn sẽ dừng lại bên đống mũ vải sặc sỡ, những chiếc ô đủ màu sắc, nhưng chắc rằng bạn không thể quên một thứ : chiếc nón lá của quê hương.
Chiếc nón lá đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Trước đây, chiếc nón lá có hình tròn, bẹt, đường kính từ 60-80. Người ta gọi đó là nón quai thao,nón quai thao có nhiều ở vùng quan họ Bắc Ninh. Sau một thời gian dài, nón quai thao trở thành chiếc nón hiện đại ây giờ.

Nón lá có hình chóp nhọn, thường có màu thắng thanh thoát nhẹ nhàng.Xương nón là những thanh tre, nứa vót tròn óng truốt được tuốn thành mười sáu vòng tròn có đường kính thu nhỏ dần. Bên ngoài là lá lợp nón. Bạn có biết nón lá được làm từ gì không? Đó là từ lá nón, lá kè, lá cọ đấy. Trong dân gian lá nón được dùng nhiều hơn cả vì lá nón mỏng lại bền đẹp. Nếu chú ý quan sát bạn sẽ thấy nón lá thường có dây quai. Quai nón thường được làm bằng vải lụa hay dây vải mỏng vừa dữ nón được chắt vừa làm đẹp thêm cho người phụ nữ.

Chắc bạn biết nước Việt Nam ta nắng lắm mưa nhiều vỡ vậy những chiếc nún lỏ là vật khụng thể thiếu với cỏc bà, cỏc chị khi đi làm, đi chợ, đi chơi…Nhưng bạn đó biết làm thế nào để có thể làm nên chiếc nón như vậy chưa? Việc làm nón vốn chẳng đơn giản chút nào. Đầu tiên người ta phải chọn lá làm nón.việc này rất quan trọng vỡ nú quyết định chất lượng cho chiếc nún. Người ta chọn những chiếc lá non dài và có gân lá mỏng. Sau đó phải rửa sạch, hấp kĩ cho lá nón trắng sạch và không bị mốc. Rồi phảI làm sương nón sao cho trong và cân đối. Việc tiếp theo là phải khâu lá vào xương. Đây là công việc đòi hởi sự khéo léo và tỉ mỉ. Trước đây người ta thường khâu bằng chỉ nhưng bây giờ khâu bằng dây cước. Cuối cùng trước khi xuất xưởng nón được quét một lớp dầu bóng đẻ tạo độ bóng,bền đẹp. Nhiều nơI nước ta có nghề làm nón nổi tiếng:Nón bài thơ của Huế mỏng, duyên dáng; nón làng Chuông ở Hà Tây đẹp, nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định thanh tao…

Chiếc nón từ lâu đã được dùng để che nắng che mưa. nhiều người ngoại quốc đến Việt Nam mua nón về cho bạn bè, người yêu. Không những vậy chiếc nón lá còn tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh người thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dài tay cần chiếc nón là một hình ảnh quen thuộc mà đẹp đẽ. Bạn đI nhiều nơI chắc bạn đã được thưởng thức nhiều điệu múa nón uyển chuyển thướt tha.

Nón đẹp như vậy bạn cũng nên trân trọng nón. Khi đI mưa về bạn đừng ngại dùng vảI mềm lau sạch, phơI khô. Làm như vậy giúp nón không bị mốc. Bạn cũng đừng cầm nón quá mạnh,hay bóp nón như thế sẽ làm hỏng nón.

Trong cuộc sống hiện đại bây giờ, người phụ nữ thường chuộng những chiếc mũ vải rực rỡ sắc màu , những chiếc ô đủ màu sắc , hoa văn, nhưng chiếc nón lá trắng ngà, tao nhã vẫn là một vất không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Bài văn mẫu số 3: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?

Trước hết, nón là một đồ dùng rất “thực dụng”. Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn… tất cả đều để che chắn che mưa. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ…

Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương… Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở”… Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: “Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa”. Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: “Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che…”. Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận…

Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ “nón thúng quai thao”); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.

Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.

Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *