Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ cuối của bài Thơ :Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm sao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước ngon ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Bài văn mẫu Cảm nhận của em về đoạn thơ cuối của bài Thơ :Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải
Trong cuộc sống, có những người khao khát góp cho đời những chiến công vĩ đại, những giấc mơ kì vĩ, lại có những người mong mỏi dâng hiến cho đời những điều bình dị, đơn sơ mà ý nghĩa. Điều đó được thể hiện rất rõ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Tanh Hải, đặc biệt trong ba khổ thơ cuối.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết năm 1980 trong khung cảnh tươi sáng của hòa bình và công cuộc xây dựng đất nước. Bài thơ gồm bảy khổ và tựa như khúc hát êm đềm về tình yêu cuộc đời, tình yêu đất nước nồng hậu. Ba khổ thơ cuối kết tinh tình yêu ấy bằng triết lí sống giản dị nhưng thật đáng trân trọng. Nếu khổ năm là nguyện cầu hóa thân, khổ sáu là nguyện ước dâng hiến thì khổ bảy là khúc ca yêu thương thắm nồng. Sự liên kết chặt chẽ giữa ba khổ thơ (hóa thân để dâng hiến, dâng hiến để góp phần vào khúc nhạc mùa xuân chung của đất nước) đã gieo vào lòng ta những suy ngẫm sâu xa về cuộc đời Tanh Hải, cuộc đời của chính mình và về mối quan hệ của mỗi công dân với Tổ quốc.
Khổ năm mở ra những nguyện cầu hóa thân, với biện pháp điệp được sử dụng một cách tự nhiên mà đầy hứng khởi:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Đại từ xưng hô “ta” gợi ra sự hài hòa, xóa nhòa ranh giới giữa tác giả với bạn đọc. Vậy “ta” hóa thân thành những gì? Tại sao “ta” không chọn những đối tượng khác mà lại chọn những đối tượng này để nhập thân? Thanh Hải nhắc đi nhắc lại “ta làm” (hai lần), “ta nhập” để khẳng định sự lựa chọn của mình. “Con chim hót”, “cành hoa”, “một nốt trầm”… tất cả đều nhỏ nhắn, giản dị và khiêm nhường. Đó là những điều bình thường ít ai chú ý trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng cuộc sống này sẽ trở nên vắng lặng, buồn tẻ biết bao nếu thiếu tiếng hót líu lo của chú chim bé nhỏ. Cuộc sống này sẽ nhạt nhòa và vô vị biết bao nếu thiếu sắc màu của những nhành hoa. Và cuộc sống này sẽ khô khan lắm nếu không còn những nốt nhạc, những giai điệu lòng người. Như vậy, những đối tượng nhà thơ muốn hóa thân tuy bé nhỏ nhưng lại có ý nghĩa đẹp đẽ đối với con người và cuộc đời. Màu sắc, thanh âm đều là những nét vẽ không thể thiếu để bức tranh cuộc sống có thể bừng lên rực rỡ và tràn đầy sức sống. Đó cũng là những điều tuyệt vời để làm nên mùa xuân tươi đẹp dâng cho đời:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân đất nước được dệt nên bởi những mùa xuân “nho nhỏ”, bình dị mà ý nghĩa như vậy. Triết lí sống của Tanh Hải thật giản đơn, ông đã sống một cuộc đời bình dị nhưng đó là một cuộc đời có ý nghĩa với những đóng góp cho cách mạng và những người thân yêu. Điều này càng khiến ta xúc động hơn khi triết lí ấy được khẳng định một lần nữa vào những ngày tháng cuối cùng của Tanh Hải, khi bài thơ ra đời ngay trên giường bệnh và một tháng trước khi ông qua đời. Dù là thời thanh xuân cháy sáng hay khi tóc đã bạc, tuổi đã cao, Tanh Hải vẫn cứ cần mẫn với mùa xuân nho nhỏ của đời mình để góp phần vào mùa xuân đất nước. Triết lí ấy không chỉ được chứng minh bằng trải nghiệm, bằng cuộc đời của chính nhà thơ mà từ xưa tới nay, lớp lớp thế hệ bao đời đã sống cùng triết lí ấy. Dẫu là mùa xuân sôi nổi được vang danh tên tuổi của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trịnh Công Sơn, Ngô Bảo Châu… hay những mùa xuân bình dị của những cô thanh niên xung phong, những bà mẹ nghèo, những người lao động cần cù cả đời không bao giờ được biết đến tên tuổi đều là những viên gạch hồng đặt ngay ngắn, trân trọng trên hành trình dài của dân tộc Việt. Ngày nay, nhiều bạn trẻ đôi khi cảm thấy chán nản và cô đơn trước nhịp sống hiện đại, quay cuồng trong công nghệ và những thiết bị thông minh, hối hả với áp lực công việc, nhưng mong rằng các bạn sẽ tìm được sự thanh thản trong tâm hồn và ý nghĩa của bản thân. Khổ thơ cuối là khúc đồng ca của nhà thơ về quê hương đất nước:
Mùa xuân ta xin hát
Khúc Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
So với những khổ trên, khổ cuối có thêm một dòng thơ như là kết quả của cảm xúc dâng tràn. Cả khổ thơ bừng dậy niềm vui và tràn đầy tình yêu của Tanh Hải. Nam ai và Nam bình là những làn điệu dân ca trứ danh của Huế, quê hương thân yêu của nhà thơ. Phách tiền là một loại nhạc cụ truyền thống. Trong khúc hát ấy, quê hương đất nước bao la tươi đẹp “nước non ngàn dặm”, là tình người, tình đời mênh mang bát ngát: “nước non ngàn dặm tình”.
Ba khổ thơ cuối một mặt nối tiếp những cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, những suy tư về mùa xuân đất nước, mặt khác đem lại dư âm lắng đọng cho bài thơ bằng triết lí sống ý nghĩa. Những câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn, chân thành và những biện pháp tu từ như phép điệp, ẩn dụ cùng hình ảnh thơ bình dị gợi, cảm làm, toát lên khao khát được làm một mùa xuân khiêm nhường, hòa vào mùa xuân to lớn của nhân dân, đất nước. Mỗi chúng ta cũng có thể trở thành một mùa xuân nho nhỏ của đất nước khi nỗ lực vươn lên và tìm được niềm vui, ý nghĩa trong học tập, trong công việc của mình. Dù bạn là ai, đang làm gì… Chỉ cần nỗ lực hết mình, nghĩa là bạn đang làm đẹp cho đời.
Bài thơ được bình luận tỉnh mỷ song Ko thiếu đi sự uyển chuyển thật khiêm Nhường thâtj giản dị .