Cấu trúc đề thi ĐH–CĐ môn Địa lý được phân chia thế nào?

Thầy giáo Bùi Minh Tuấn, Đại học Sư phạm Hà Nội và ThS Nguyễn Mạnh Hà, Giáo viên môn Địa lý, Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam sẽ giải đáp một số thắc mắc của các em học sinh về ôn tập và những lưu ý khi làm bài tập môn Địa lý trong kỳ thi ĐH-CĐ sắp tới.

cau-truc-de-thi-dhcd-mon-dia-ly-duoc-phan-chia-nhu-the-nao

Thưa thầy Bùi Minh Tuấn, cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH–CĐ môn Địa lý được phân chia thế nào? Bao nhiêu điểm lý thuyết, bao nhiêu điểm thực hành bài tập?

Thầy giáo Bùi Minh Tuấn: Cấu trúc đề thi môn Địa lí gồm 2 phần chung và riêng. Phần chung chiếm 8 điểm, phần riêng 2 điểm (phần này dành cho chương trình chuẩn và nâng cao).

Phần lí thuyết 7 điểm – kiểm tra sự hiểu biết vận dụng kiến thức
Phần thực hành 3 điểm – đòi hỏi tính toán, vẽ biểu đồ (phần này nằm trong chương trình lớp 12). Lượng kiến thức nằm trải dài trong chương trình lớp 12.

Cấu trúc đề thi và số điểm của các câu:

Phần kiến thức quy luật tự nhiên xã hội (2 điểm).
Nêu thuận lợi và khó khăn, các yếu tố tự nhiên (5 điểm).

Để làm bài đạt điểm cao đòi hỏi các em vận dụng kiến thức nhiều hơn, tránh học tủ học vẹt, nắm chắc kiến thức.

Thưa thầy, trong phần bài tập thực hành vẽ biểu đồ có những dạng biểu đồ nào? Xin thầy hướng dẫn cách nhận biết dạng biểu đổ và cách vẽ. Phần nhận xét và giải thích của bài tập căn cứ vào nội dung nào?

Thầy giáo Bùi Minh Tuấn: Phần bài tập chiếm khoảng 30% số điểm. Những bạn có điểm cao thường làm bài tập rất tốt.

Biểu đồ có 2 dạng: Cơ bản và biến đổi

Các bạn phải biết phân loại 4 dạng biểu đồ sau:

– Biều đồ tròn: biểu đồ cơ cấu, tính bán  kính đường tròn.
– Đồ thi: Sự gia tăng, tốc độ tăng trưởng.
– Cột và đường: Phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu thể hiện sự quy mô…
– Miền: Phát triển cơ cấu kinh tế, thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian dài.

Nhận biết biểu đồ:

– Trước tiên hãy nhận xét khái quát.
– Sử dụng các số liệu chính xác rõ ràng.
– Khoảng cách các năm phải chia đều với số liệu.

Đề thi các năm trước đều yêu cầu xác định biểu đồ. Phần giải thích biểu đồ học sinh rất ngại. Thực chất yêu cầu giải thích là làm rõ nhận xét ở trên của mình. Để làm tốt phần này các em cần nắm chắc các dữ liệu phát triển kinh tế từng năm.

Xin thầy hướng dẫn các trình bày bài thi địa lý như thế nào cho khoa học?

ThS Nguyễn Mạnh Hà: Để làm tốt bài thi em không chỉ có kiến thức mà nên có cách làm bài hợp lí. Thầy có vài lời khuyên với các em như sau:

– Đọc kỹ đề, tìm trong đề thi có dạng câu hỏi nào.
– Hãy phân bố thời gian hợp lí, câu dễ làm trước câu khó làm sau.
– Phác thảo đề cương để làm bài.
– Trình bày các ý rõ ràng, ý lớn ý nhỏ mạch lạc, tránh sai chính tả.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *