Cấu trúc đề thi vào lớp 10 THPT công lập môn Toán tỉnh Quảng Ngải

NỘI DUNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN – PHỔ THÔNG

A- ĐẠI SỐ.

– Biến đổi đồng nhất: đa thức; phân thức; căn thức.
– Phương trình: bậc nhất một ẩn, hai ẩn; bậc hai một ẩn.
– Bất phương trình bậc nhất một ẩn.
– Hệ phương trình: bậc nhất hai ẩn; bậc hai hai ẩn đơn giản.
– Hệ thức Vi-et của phương trình bậc hai và ứng dụng.
– Phương trình qui về phương trình bậc hai.
– Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình.
– Các bài toán về hàm số và đồ thị:

  • Xác định hàm số thỏa mãn tính chất cho trước;
  • Vẽ đường thẳng; parabol.
  • Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng; đường thẳng với Parabol; Parabol với Parabol;
  • Tính độ dài đoạn thẳng; diện tích tam giác; số đo góc.

– Các bài toán về giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.

B- HÌNH HỌC.

– Các bài toán về chứng minh:

  • Tứ giác nội tiếp đường tròn;
  • Quan hệ giữa đường thẳng với đường thẳng; đường thẳng với
  • đường tròn; đường tròn với đường tròn;
  • Quan hệ song song; quan hệ vuông góc; quan hệ bằng nhau.
  • Tam giác đồng dạng;
  • Đẳng thức Hình học;
  • Biểu thức Hình học có giá trị không đổi;

– Các bài toán về tính toán:

  • Độ dài đoạn thẳng;
  • Diện tích các hình;
  • Số đo góc;
  • Tỉ số lượng giác;
  • Giá trị một biểu thức Hình học.

– Xác định vị trí của điểm, của đường thỏa mãn tính chất cho trước.
– Dạng toán chứng minh:

  • Điểm thuộc đường thẳng cố định;
  • Điểm thuộc đường tròn cố định.
  • Đường thẳng, đường tròn đi qua một điểm cố định.

– Bất đẳng thức Hình học và cực trị Hình học.

CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀO 10 MÔN TOÁN – PHỔ THÔNG

Đề thi gồm có 5 bài.
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Bài 1: (1,5 điểm) Biến đổi đồng nhất và hàm số.

Chọn một hoặc một số trong các chủ đề:
– Tính giá trị của biểu thức; rút gọn biểu thức; chứng minh đẳng thức.
– Hàm số và đồ thị.
– Căn thức. Biến đổi đồng nhất các biểu thức chứa căn.

Bài 2: (2,0 điểm) Phương trình; hệ phương trình; bất phương trình.

Chọn một hoặc một số trong các chủ đề:
– Giải phương trình; giải hệ phương trình.
– Phương trình qui về bậc hai.
– Hệ thức Vi-et.
– Bất phương trình bậc nhất.

Bài 3: (2,0 điểm) Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình.

Chọn một hoặc một số trong các chủ đề:
– Dạng chuyển động;
– Dạng hoàn thành công việc;
– Dạng Số học;
– Dạng liên quan đến Hình học.

Bài 4: (3,5 điểm) Hình học.

Chọn một hoặc một số trong các chủ đề:
– Vận dụng kiến thức cơ bản của Hình học phẳng để giải bài tập tổng hợp về: Tam giác; tứ giác; đường tròn; tứ giác nội tiếp; các loại góc liên quan đến đường tròn; tiếp tuyến với đường tròn; diện tích các hình; độ dài cung tròn, đường tròn; hệ thức lượng trong tam giác vuông; sự bằng nhau và đồng dạng của các hình; chứng minh quan hệ Hình học.

Bài 5: (1,0 điểm) Bài toán tổng hợp.

Bài tập nâng cao thuộc chương trình THCS dành cho học sinh giỏi.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *