Kĩ năng làm bài thực hành môn địa lý

PGS.TS Đinh Văn Thanh – Giảng viên Khoa Địa lí (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN) hướng dẫn kĩ năng làm bài thực hành Địa lí trong đề thi vào các trường đại học và cao đẳng đạt điểm cao.

Trong đề thi Địa lí vào các trường đại học và cao đẳng chắc chắn sẽ có một câu thực hành là vẽ biểu đồ hoặc lược đồ Việt Nam và điền các thông tin địa lí lên lược đồ và nhận xét, giải thích.

Câu bài tập địa lí tương ứng với 3 điểm trong đó phần vẽ biểu đồ hoặc lược đồ được 1,5 – 2 điểm. Vì vậy nếu thí sinh làm sai bài thực hành thì bài thi địa sẽ được điểm thấp.

ky-nang-lam-bai-thuc-hanh-mon-dia-ly

Để làm tốt bài thực hành địa lí thí sinh cần nắm chắc một số kĩ năng để nhận biết các dạng biểu đồ và vẽ đúng các dạng biểu đồ địa lí sau đây:

Các vấn đề thí sinh cần chú ý khi làm bài thực hành địa lí

– Cách ra đề thi với dạng câu bài tập này là: Cho một bảng số liệu có đơn vị bất kì. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện một mục tiêu nào đó và sau đó nhận xét và giải thích biểu đồ.

– Trước hết phải nghiên cứu kĩ đầu bài để chọn được loại biểu đồ thích hợp nhất, vì nếu chọn sai thì cả bài vẽ sẽ không có điểm.

– Phần vẽ biểu đồ là quan trọng nhất, được nhiều điểm nhất, nếu vẽ sai sẽ không có điểm. Phần nhận xét thì tuỳ theo cách hỏi: nếu hỏi nhận xét và giải thích trên cơ sở số liệu của đầu bài kết hợp với biểu đồ đã vẽ thì dù biểu đồ vẽ sai nhưng nhận xét và giải thích đúng thì nhận xét và giải thích vẫn có điểm.

Nếu yêu cầu chỉ dựa vào biểu đồ vẽ để nhận xét và giải thích thì dù nhận xét và giải thích đúng nhưng vẽ biểu đồ sai, thí sinh sẽ không có điểm phần này.

– Khi làm bài phải xử lí số liệu, các khâu tính toán và vẽ biểu đồ phải thật cẩn thận, chính xác.

– Dạng câu thi phải vẽ lược đồ Việt Nam (dạng câu này ít gặp trong đề thi môn Địa lí nhiều năm nay).

Nếu cần vẽ lược đồ Việt Nam, ta chỉ cần vẽ một bản đồ Việt Nam sơ lược có hình dáng giống như bản đồ trong sách giáo khoa, cần có một số địa danh chính như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, với một số sông chính như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long…và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau đó điền các thông tin cần thiết lên lược đồ sao cho đúng với vị trí của chúng. Cuối cùng là chú thích lược đồ, viết nhận xét và giả thích.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *