Mẹo học thuộc bài nhanh và nhớ lâu

Dù là học sinh phổ thông hay sinh viên đại học, chúng mình cũng đều phải “nhớ” bài, bằng cách này hay cách khác. Bài vở lu bù, nhiều quá, làm sao mà nhớ được đây? Một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh mà lâu hơn đấy!

1. Trước hết phải hiểu:

Đó là yêu cầu tiên quyết đấy Bạn ơi. Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn hiểu thì phải làm gì nhỉ? Bạn cần nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu vấn đề nói gì thôi nhé! Chưa cần nhớ vội đâu! Các bài trong sách thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, Teens chỉ cần đọc thật kĩ sách là ra luôn ấy mà.

hoc-thuoc-bai-nhanh-va-nho-lau

Chỗ nào chưa hiểu thì phải… ngẫm nghĩ nhé! Nếu nghĩ mãi mà vẫn “tắc” thì có thể hỏi bạn bè, rồi hỏi thầy cô. Khi chiếm lĩnh cảm giác “hiểu” vấn đề, chúng mình sẽ thấy thú vị cực kì đấy!

2. Tóm tắt các ý chính.

Đầu tiên phải nhớ được tên bài (tựa đề ấy), điều này là tất nhiên rồi đúng không? Tốt nhất Bạn nhớ được thứ tự từng bài trong sách, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn ấy!

Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính nhé! Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi!

Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé!

3. Nhớ có giấy và bút viết và viết thật nhiều

Ngồi đọc đi đọc lại theo kiểu học vẹt là cách học thuộc mà nhiều bạn chọn. Nhưng cách này dù có khiến bạn “thuộc bài làu làu” thì cũng không thể giúp bạn ghi nhớ được kiến thức một cách lâu nhất. Vì thế, thay vì ngồi học thuộc bằng miệng, các bạn hãy thử cầm bút viết. Đơn giản lắm, với những bài học, kiến thức cần ghi nhớ, bạn hãy viết đi viết lại nhiều lần lên các trang giấy nháp. Mỗi lần viết lại là một lần bạn học lại kiến thức đó. Càng viết nhiều, bạn sẽ càng “quen” với kiến thức đó hơn.

Đặt bút viết thật nhiều, bạn không chỉ ghi nhớ được kiến thức mà còn rèn luyện được tốc độ viết, kỹ năng viết – điều này rất quan trọng khi bạn ngồi làm bài trong phòng thi.

4. Nhẩm bài!

Đây là cách phổ biến nhất của học trò! Tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học nhé. Nhiều bạn nhẩm bài hay nghĩ ngợi mông lung, mãi mới quay về được bài học đấy ^^. Nửa tiếng nhẩm bài thì có đến 10 phút “suy tư” rùi! Very Happy

Khi nhẩm, chỗ nào quên, Bạn cố nhớ nhé, nếu chịu thì mới mở vở ra xem! Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài!

Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên to nhưng phải “sâu”, tức là Teens phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt. tongue

5. Học theo nhóm

Chà, hãy huy động cả gia đình nào Bạn ! Nhưng nhớ là mọi người rỗi rãi để giúp mình nhé, không nên làm ảnh hưởng đến người khác, nếu mọi người đang rất bận. Ai cũng có thể sẵn sàng giúp bạn. Bố, mẹ, anh, chị, em này… Hãy nhờ mọi người soát bài học thuộc sau khi bạn đã học. Giống như khi bạn lên bảng trả lời cô giáo ấy!

Hãy yêu cầu mọi người chỉ định phần bất kì để mình trả lời. Như thế, vừa luyện sự nhuần nhuyễn, vừa luyện phản xạ. Nhiều bạn chỉ đọc lần lượt từ đầu đến cuối được thôi, còn khi hỏi ngay vào “khúc giữa” hay “khúc cuối” là chịu!

6 Những điều cần nhớ

Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn.

Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết!

Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ!

II. Phương pháp tạo sơ đồ kiến thức

Trước tiên để lập được sơ đồ thì bạn cần phải biết kiến thức mình đang học thuộc dạng nào, công thức hay chữ viết, sau đó là phải nắm được ý chính của nội dung bằng cách đọc thật kĩ bởi chỉ khi hiểu rõ bản chất của vấn đề thì bạn mới dễ dàng hệ thống được nó theo cách hiểu của mình.

Bắt đầu với tựa bài. Tựa bài là phần rất quan trọng bởi nó bao quát toàn bộ nội dung bài học, do đó bạn cần phải nắm bắt được thì mới khái quát được những nội dung tiếp theo. Sau đó là quá trình xử lý thông tin.

hoc-thuoc-bai-nhanh-va-nho-lau-2

Một sơ đồ cây môn sinh học này.

Sơ đồ cây được tạo nên bởi các nhánh chính, từ các nhánh chính sẽ cho ra những nhánh phụ tương ứng với nội dung nào quan trọng sẽ ở nhánh chính, trong những nhánh chính sẽ là những nội dung nhỏ là các nhánh phụ. Bạn phải xác định được đâu là ý chính, đâu là ý phụ rồi điền vào sao cho tương ứng là được. Tránh tình trạng tham lam mà cho tất cả kiến thức vào sơ đồ khiến nó bị rối tung với với hàng loạt nhánh, cành lung tung và rất khó nhìn, khó học.

Thêm vào đó bạn cũng không nhất thiết phải ghi câu cú một cách quá nắn nót, cẩn thận, vì là viết ra cho mình học nên bạn chỉ cần viết sao cho mình có thể hiểu là được, điều đó cũng không có nghĩa là bạn được phép cẩu thả.

Phương pháp học thuộc bằng sơ đồ

Khi đã có một sơ đồ ưng ý, dễ hiểu thì việc học với bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Trước khi bắt tay vào học thuộc, bạn nên đọc lướt lại một lượt để chắc rằng bạn không bỏ sót ý nào quan trọng.

Đọc qua vài lần và mường tượng lại chúng trong đầu. Ban đầu sẽ là những nhánh chính, sau khi thuộc hết nhánh chính thì chuyển sang nhánh phụ. Bạn cũng nên tập tư duy một cách chủ động: tức là khi xây dựng sơ đồ cây, giữa các ý sẽ không có nối kết, do đó khi học bạn sẽ phải tự thêm các nối kết ở đó. Điều này giúp bạn tư duy tốt hơn và dễ nhớ hơn bởi ngay lúc học thuộc não của mình đã phải vận động rất nhiều. Nếu cứ học thụ động kiểu sách, vở viết gì mình học theo đó như học vẹt thì sẽ rất nhanh quên.

Dù là sơ đồ cây dễ nhìn, dễ học thuộc hơn nhưng bạn nên học phần nào dứt điểm phần đó. Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy sang phần kia. Ôm đồm cùng lúc nhiều phần sẽ khiến tất cả chẳng đi vào đâu, thậm chí có thể bị “râu ông này cắm cằm bà kia”.

Khi học xong bài thì cũng cần phải ôn lại thường xuyên. Nếu như học theo sách, vở thì mỗi lần ôn lại bạn phải đọc lại từ đầu mới nhớ được thì với sơ đồ cây, bạn chỉ cần lướt qua là có thể nắm được ý chính, sau đó thì não bạn sẽ phải vận động để nhớ những nhánh phụ tiếp theo là như thế nào. Tránh tình trạng chủ quan học xong rồi để đó, không ôn lại. Dù là dễ nhớ đến đâu nhưng nếu không được ôn lại thì nó cũng sẽ nhanh quên.

Với phương pháp lập sơ đồ cây để học thuộc này, không khó để học thuộc bài, đúng không nào! Hãy chọn cho mình một phương pháp học thật hợp lý và phù hợp với bản thân, và đừng quên lập sơ đồ cây nếu thấy nó phù hợp với mình vì nó rất hữu dụng trong việc học thuộc lòng đấy nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *