Mẹo ôn thi đại học đơn giản hiệu quả

Nếu như bạn đang cần ghi nhớ kiến thức nào đó, thay vì học thuộc bằng cách truyền thống, thụ động, hãy thử áp dụng những cách học trên để biết được hiệu quả thật sự, bạn nhé!

Phát huy tác dụng của những tờ giấy nhớ

Không phải bỗng nhiên mà những tờ giấy nhỏ xinh màu hồng, màu vàng thường có trong cặp sách của các bạn lại được đặt tên là “giấy nhớ”. Với công dụng có thể viết bất cứ điều gì và dán lên bất cứ đâu, những mảnh giấy này có rất nhiều ý nghĩa trong việc hỗ trợ trí nhớ của chúng ta.

Nếu bạn đang than thở vì không thể nhớ nổi một công thức rắc rối hay một kiến thức phức tạp nào đó, hãy viết công thức, kiến thức đó lên những mảnh giấy nhớ và đừng ngại ngần dán lên bất cứ đâu trong phòng, trong nhà bạn.

Học qua bản thu âm

Bạn có đồng ý rằng những gì được đọc hoặc nghe một lần thì bao giờ cũng dễ dàng quên hơn việc được nghe nhiều lần không? Vậy thì đừng ngồi nhìn những bài học Sử, Địa dài ngoằng một cách bất lực nữa, hãy bắt đầu bằng việc đọc lại bài học đó một cách thật rõ ràng, truyền cảm và dùng điện thoại ghi âm lại phần đọc của mình. Sau đó bạn thường xuyên nghe lại bản thu âm này.

meo_on_thi_don_gian_hieu_qua

Ai cũng rất hứng thú nếu được nghe lại giọng nói của chính mình, vì thế, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì sự tập trung đối với những gì mà mình đang lắng nghe. Phương pháp này còn có một điểm cộng tuyệt vời là bạn có thể nghe lại những kiến thức đó ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào, có thể là khi đang lắc lư trên xe bus, có thể đang đi dạo hay chạy tập thể dục… Theo đánh giá của nhiều người, học bằng thính giác là một cách ghi nhớ cực kỳ hiệu quả đấy nhé!

Viết và viết thật nhiều

Ngồi đọc đi đọc lại theo kiểu học vẹt là cách học thuộc mà nhiều bạn chọn. Nhưng cách này dù có khiến bạn “thuộc bài làu làu” thì cũng không thể giúp bạn ghi nhớ được kiến thức một cách lâu nhất. Vì thế, thay vì ngồi học thuộc bằng miệng, các bạn hãy thử cầm bút viết.

Đơn giản lắm, với những bài học, kiến thức cần ghi nhớ, bạn hãy viết đi viết lại nhiều lần lên các trang giấy nháp. Mỗi lần viết lại là một lần bạn học lại kiến thức đó.

Càng viết nhiều, bạn sẽ càng “quen” với kiến thức đó hơn.Viết thật nhiều giúp bạn tăng tốc độ viết và ghi nhớ bài lâu hơnCách này đặc biệt có hiệu quả khi học những môn xã hội như Văn, Sử, Địa… Đặt bút viết thật nhiều, bạn không chỉ ghi nhớ được kiến thức mà còn rèn luyện được tốc độ viết, kỹ năng viết – điều này rất quan trọng khi bạn ngồi làm bài trong phòng thi.

Cách tư duy hiệu quả

Tại sao có người học kém? Tại sao có người học giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả.

Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.

Cách ghi nhớ hiệu quả

Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:

– Ghi thành dàn bài:

Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần – 2 lần – hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.

– Nhẩm trong óc:

+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách “nhẩm trong óc” nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

– Ghi ra giấy:

Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *