Nghị luận xã hội về Văn hóa lễ hội hiện nay

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về văn hóa lễ hội hiện nay.

Bài văn mẫu: Nghị luận xã hội về Văn hóa lễ hội hiện nay

Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam,sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất đặc trưng và hầu như có mặt ở khắp mọi miền. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Tuy nhiên,thời gian qua,từ thực trạng của hoạt động lễ hội,dường như những ý nghĩa thiêng liêng của lễ hội đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa,thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác.

Đối với một đất nước như Việt Nam,hoạt động lễ hội là một trong những hình thức thể hiện rõ nét nhất nét đẹp văn hóa cổ truyền. Vậy lễ hội là gì,gồm những hoạt độgn nào và văn hóa lễ hội xuống cấp như thế nào? Lễ hội là những sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính chất cộng đồng và được chia làm hai phần “lễ” và “hội”. Văn hóa lễ hội xuống cấp ở số lượng quá lớn những lễ hội được tổ chức trong năm cùng những tệ nạn,nét phản cảm phát sinh bên lè. Những hình ảnh không đẹp về lễ hội truyền thống biểu hiện ở nhiều vấn đề. Đầu tiên là sự tổ chức các loại hình lễ hội với tần suất cao,mật đội dày và thiếu chọn lọc. Ngoài ra việc giữ các hủ tục,hình thức rườm rà,màu mè và quá tốn kém nhằm mục đích thương mại hóa là khá dễ thấy ở những lễ hội của nước ta. Sự hiểu biết về ý nghĩa thực trạng trong loại hình văn hóa này của người dân cũng đang ngày càng kém hơn và trở thành một vấn đề đáng báo động. Không chỉ vậy,việc tổ chức quá thường xuyên các hoạt động mang tính cộng đồng như vậy cũng là cơ hội cho những hành vi tện nạn,phạm pháp nảy sinh. Theo thống kê,đất nước ta có gần 8000 lễ hội khác nhau và được tổ chức chủ yếu vào mùa xuân . Tuy nhiên,ngoài mục đích tốt đẹp là làm sống lại nét văn hóa cổ truyền của dân tộc thì các biểu hiện của sự xuống cấp lễ hội lại là mặt trái,làm xấu đi,bào mòn đi những giá trị đích thực của hoạt động đầy ý nghĩa này.

Có thể dễ dàng thấy được những nguyên nhân gây nên sự xuống cấp của lễ hội và theo sau đó là hậu quả khôn lường. Có những khách hàng hương trẩy hội tới một di tích đền chùa nhưng không thực sự hiểu về thần tích,không gian văn hóa và nét độc đáo riêng của lễ hội mà chỉ đến vì mục đích mưu cầu tư lợi, “xin” thần linh cho tài lộc,sự thăng tiến. Điều này thể hiện rất rõ ở những lễ vật mà họ mang đến dâng lên cho các vị thần linh và tạo nên hình ảnh phản cảm như những bức tượng bị nét đầy tiền trên tay. Y thức về việc bảo vệ môi trường của người dân khi tham gia lễ hội cũng hiếm khi nghiêm chỉnh,dẫn đến hình ảnh bẩn và bữa bãi ở chốn linh thiêng. Nguyễn nhân lớn thứ hai đó là sự xuất hiện của những hành vi vi phạm pháp,tện nạn như cờ bạc,móc túi,trộm cắp,lừa đảo và việc “chặt chém” giá dịch vụ,”cái bang” ăn xin. Những nét phản cảm này đã làm xấu đi rất nhiều bộ mặt văn hóa của dân tộc trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước. Đi cùng với thái độ luôn phải cảnh giác vì sợ bị móc túi,nói thách giá và cảnh chen lấn ở những lễ hội là sự phai dần niềm tin vào những hoạt động này. Về phái ban lãnh đạo,năng lực tổ chức sự kiện kém và khả năng quản lý còn lỏng lẻo cũng là một nguyên do cho sự xuống cấp của lễ hội. Cùng với cách thực hiện rườm rà,những hủ tục vẫn được giữ lại đã làm hao phí rất nhiều tiền của và thời gian công sức của nhiều cá nhân. Đó là chưa kể tới việc tổ chức nhiều hình thức không cần thiết nhằm thương mại hóa lễ hội,lợi dụng để có tư lợi về mình.

Tuy nhiên,vẫn còn rất nhiều những lễ hội giữ được nét đẹp và mục đích thực sự của loại hình văn hóa đặc trưng cho Việt Nam. Những lễ hội lớn như hội chùa Hương, đền Hùng,đền Giong, đền Bà Chúa Kho,…đều được tổ chức linh đình và thu hút được nhiều du khách tham dự mỗi năm. Tại những lễ hội này,mỗi hoạt động của cả lễ và hội đều rất trang nghiêm,mang nét độc đáo riêng của từng giai đoạn lịch sử và vùng miền. Từ lâu,người ta nói tín ngưỡng làm cho con người hướng thượng hơn,bao dung hơn,nghĩ về người khác nhiều hơn,thế nhưng,qua những gì chứng kiến được trong các lễ hội lại thể hiện điều ngược lại. Có nhiều người không nghĩ đến khía cạnh đạo đức của lễ hội mà chỉ xem đó như chỗ để người ta cầu an và cầu may.

Có thể thấy,văn hóa lễ hội đầu năm là một trong những nét văn hóa đẹp và riêng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên,nó chỉ thực sự đẹp khi mỗi người đến với lễ hội đó với một tâm thành và ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc. Sự xuống cấp lễ hội giống như một tiếng chuông báo động cho những giá trị văn hiến đang bị phai nhòa và đạo đức của con người xã hội hiện nay.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *