DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG

DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG

I.Kiến thức cần nhớ về dãy phản ứng hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

Dãy hoạt động của hóa học cho biết:

1.Mức độ hoạt động háo học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.

2.Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2.

3.Kim loại đứng trước hidro (H) phản ứng với một số axit (HCl, H2SO4 loãng) giải phóng khí H2

4.Kim loại đứng trước ( trừ Na, K) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

II. Bài tập ứng dụng cho dãy hoạt động hóa học của kim loại

1.Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

a.K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe

b.Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn

c.Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

d.Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe

e.Mg, K, Cu, Al, Fe

 Bài giải

Dãy các kim loại theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là:

c.Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

2.Hãy cho biết hiện tượng sảy ra khi cho

a.Kẽm vào dung dịch đồng clorua

b.Đồng vào dung dịch bạc nitrat

c.Kẽm vào dung dịch magie clorua

d.Nhôm vào dung dịch đồng clorua

Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có

Bài giải

a.Hiện tượng: lá kẽm tan dần , có kim loại đồng màu đỏ bám ngoài lá kẽm, dung dịch màu xanh nhạt dần.

PTHH:
\[Zn + CuC{l_2} \to ZnC{l_2} + Cu \downarrow \]

b.Hiện tượng: Đồng tan dần, có lớp kim loại màu bạc bám ngoài lá đồng, dung dịch có màu xanh đậm dần.

PTHH:
\[Cu + 2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag \downarrow \]

c.Không có hiện tượng gì cả (không sảy ra phản ứng hóa học)

d.Hiện tượng: Nhôm bị tan dần , có kim loại đồng màu đỏ bám ngoài lá nhôm, dung dịch muối đồng nhạt dần

PTHH:
\[2Al + 3CuC{l_2} \to 2AlC{l_3} + 3Cu \downarrow \]

3.Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư , người ta thu được 2,24 lít khí (đktc)

a.Viết phương trình phản ứng hóa học

b.Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng

Bài giải

Số mol hidro:

\[n{H_2} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\]

a.Trong dãy hoạt động hóa học :

Cu đứng sau H nên không tác dụng với H2SO4(l)

Zn đứng trước H nên tác dụng được với H2SO4(l)

PTHH:
\[Zn + {H_2}S{O_4}(l) \to ZnS{O_4} + {H_2} \uparrow \]

b.Theo PTHH:

\[n{H_2} = nZn = 0,1(mol)\]

Vậy, khối lượng Zn có trong hỗn hợp:
\[mZn = n.M = 0,1.65 = 6,5(gam)\]

⇒ Khối lượng Cu là: mCu=mhh-mZn

⇒mCu= 10,5-6,6=4(gam)

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *