ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SỬ 7 

ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SỬ 7 

                     I/ NỘI DUNG TỪ BÀI 12 ĐẾN BÀI 15 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

  1. Tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Lý:

1054 đổi tên nước là Đại Việt, xây dựng chính quyền quân chủ.

Chính quyền trung ương:  Đứng đầu là vua dưới có quan đại thần và  hai ban văn võ.

Chính quyền địa phương: Cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện

là  hương, xã.

Đó là chính quyền quân chủ nhưng khoảng cách giữa vua và dân chưa xa lắm. Nhà Lý luôn coi dân

là gốc rễ sâu bền.

2 . Giáo dục và văn hóa thời Lý

Giáo dục

–   Năm 1070, nhà LÝ xây dựng Văn miếu để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua

–   Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại, nhưng chế độ thi cử chưa qui cũ nề nếp, khi nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi

–   Năm 1076, lập Quốc Tử Giám cho con em quí tộc đến học

Văn hóa:

–   Các vua nhà Lý đều sùng bái đạo Phật, chùa tháp được xây dựng nhiều

–   Các loại hình văn hóa dân gian như đá cầu, đua thuyền được ưa chuộng

Kiến trúc : có quy mô tương đối lớn, tính cách độc đáo (chùa Một cột, tháp Báo thiên..)

Điêu khắc : trình độ điêu tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên tượng Phật, bệ đá hình hoa sen, hình

trang trí Rồng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến của thời Lý.

–   Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một  nền văn hóa riêng biệt của dân tộc – văn hóa Thăng Long.

  3. Nhận xét những điểm giống và khác nhau về luật pháp thời Trần và thời Lý

+   Khác nhau:- Nhà Lý ban hành  bộ Hình thư

– Nhà Trần ban hành bộ luật mang tên Quốc triều hình luật, cơ quan pháp luật được tăng cường

và hoàn thiện hơn ( có thêm cơ quan Thẩm hình viện chuyên xét xử kiện cáo)

+ Giống nhau: Có các qui định bảo vệ vua và cung điện, bảo vệ tài sản của nhà nước, xem trọng sản xuất

nông nghiệp, xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản

4. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần khác tổ  chức bộ máy nhà nước thời Lý như thế nào?

Thực hiện thêm chế độ Thái Thượng Hoàng, đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện,

Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ….

Cả nước chia lại thành 12 lộ

Các quý tộc họ Tràn được phong vương hầu, ban thái ấp

Như vậy, tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ

hơn thời Lý, chế độ tập quyền thời Trần được củng cố quyền lực nhiều  hơn .

 5 , Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

a. Nguyên nhân thắng lợi

– Nhà Trần có sự chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến

– Có sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình và nhân dân ( thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống)

– Nội bộ triều đình đoàn kết, thực hiện chiến thuật đúng đắn, có các danh tướng như vua Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư… Đặc biệt là quốc công tiết chế Trân Quốc Tuấn

– Biết lợi dụng lợi thế của đất nước buộc giặc từ mạnh sang yếu từ chủ động sang bị động để tiêu diệt chúng.

b. Ý nghĩa lịch sử

– Đập tan tham vọng xâm lược của nhà Nguyên

– Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự cường cho dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân

– Góp phần xây dựng truyền thống chiến đấu củng cố sự đoàn kết toàn dân

– Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông đối với Nhật Bản và các nước phương Nam.

6. Sự phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần sau chiến tranh chống quân Nguyên Mông

+ Nông nghiệp  : Tiến hành công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã, củng cố đê điều. Nhà Trần.

ban thái ấp cho các quý tộc và cho phép họ chiêu tập dân nghèo khai hoang lập điền trang

+ Thủ công nghiệp: Do nhà nước trực tiếp quản lý , nhiều ngành nghề được mở rộng như nghể gốm,

dệt vải, đóng thuyền, sản xuất vũ khí….nhiều làng nghề, phường nghề được hình thành,

+ Thương nghiệp: chợ mọc lên nhiều nơi, Kinh thành Thăng long là trung tâm kinh tế sầm uất nhất

tập trung nhiều thương nhân đến buôn bán buôn bán. Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ở cảng Vân Đồn.

  7. Tìm hiểu so sánh hình tượng Rồng thời Lý và Rồng thời Trần:

  • Rồng thời Lý có dáng hiền hoà, mềm mại, luôn có hình chữ s, khúc uốn nhịp nhàng theo kiểu thắt túi từ to đến nhỏ. Rồng thời Trần cấu tạo mập hơn, khúc uốn nhịp nhàng theo điệu thắt túi nhưng doãng hơn so với rồng thời Lý
  •  Nhận xét nhân vật Trần Hưng Đạo : Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng dân tộc thiên tài đã lãnh đạo quân dân Đại Việt ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên vang dội. Sự nghiệp, tài năng và hơn hết là nhân cách lớn lao, kì vĩ của Người đã để lại trong lòng người dân muôn đời lòng biết ơn sâu sắc.Và Người đã hoá Thánh trong tâm thức dân gian trong niềm ngưỡng vọng về một nhân vật lịch sử kết tinh tất cả truyền thống tinh hoa của văn hoá nước Việt.

 III/LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

  1. Cơ sở nào cho thấy, từ rất xa xưa, con người đã có mặt ở vùng đất Sài gòn?-Vào thế kỉ XV – XVI do chiến tranh phong kiến Đàng Trong – Đàng Ngoài , một bộ phận người Việt từ Quảng Nam , Quảng Ngãi, Quy Nhơn đi về vùng Nam Bộ trong đó có vùng đất Sài Gòn ngày nay .Khi ấy , vùng này còn lầy lội , rừng rậm hoang vu đầy thú dữ .Bước sang thế kỉ XVII, các chúa nguyễn đã đưa người vào khai phá vùng đất phía Nam .
  2. Người Việt đã tiến hành sản xuất trên vùng đất mới như thế nào?

-Để có thể sinh sống , sản xuất , người Việt phải tiến hành phá rừng , vỡ đất , đánh đuổi các loài thú dữ trên cạn , dưới sông . Họ đốt cây cỏ thành tro , đợi mưa xuống mới bắt đầu trồng lúa và các hoa màu khác .Bằng kinh nghiệm , sự cần cù , những người khai hoang hợp sức nhau chống chọi với thiên nhiên.

Với “ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SỬ 7 ” chúc các bạn học tốt!

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *